Tại sao người Nhật hay ngủ gật?

Ở Việt Nam chúng ta hình ảnh ngủ gật ở văn phòng làm việc, nơi công cộng hay ở bất kỳ đâu cũng dễ dàng bắt gặp nhưng nó cực kỳ bị lên án. Bởi người nhìn sẽ nghĩ rằng họ lười biếng không chịu làm việc mà lại đi ngủ ngày. Thế nhưng ở đất nước Nhật Bản thì lại trái ngược hoàn toàn với chúng ta. Đó là những người ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật ở ngoài đường hay ngoài chợ lại được khen ngợi.

Câu hỏi đặt ra tại sao người Nhật hay ngủ gật? Hôm nay tôi và các bạn cùng đi tìm hiểu nét văn hóa này của người Nhật nhé. Người Nhật tranh thủ ngủ trên tàu điện ngầm. Có thể nói ngủ gật chính là nét văn hóa đặc trưng và độc đáo của người Nhật. Đã có rất nhiều bài báo đề cập đến vấn đề này với chủ đề hấp dẫn: “Nghệ thuật không ngủ của người Nhật” được đăng trên tạp chí CAM của đại học Cambrigde, Mỹ. Tôi xin được trích và tạm dịch nội dung bài báo đó như sau:

Lần đầu tiên tôi nhận thấy thói quen ngủ gật nơi công cộng của người Nhật là cuối năm 1980, lần đầu tôi đến quốc gia này. Cuộc sống hàng ngày ở đây rất bận rộn. Ai cũng có một lịch trình kín mít với công việc và các cuộc hẹn và hầu như rất ít thời gian để ngủ. Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn: “Người Nhật chúng tôi thật điên khi làm việc quá nhiều!” Nhưng trong lời nói này ẩn chứa một sự tự hào về sự siêng năng và có đạo đức vượt trội. Tuy nhiên, cùng lúc, tôi quan sát thấy vô số người ngủ gật trên tàu điện ngầm. Một số người còn đứng ngủ, và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến những điều này.

Họ có thể ngủ gật trên ghế nơi công cộng Người Nhật họ có thể làm việc rất muộn vào đêm khuya, thậm chí chỉ ngủ 1,2 tiếng ban đêm sau đó lại chau mày vì thiếu ngủ và hôm sau. Và họ sẽ nhận được sự đồng cảm của cấp trên, đồng nghiệp. Ở đây họ gọi hành động này là “inermuri” – “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”. Ở đất nước này có phải ngủ trên giường thì bị coi là lười biếng, còn ngủ gật ở xe bus, công sở, hay lớp học lại được khen ngợi hay không? Nếu sinh viên thức khuya thậm chí thức thâu đêm để nghiên cứu bài vở sẽ rất được các thầy cô tuyên dương. Mặc dù hôm sau các em sẽ không thể tỉnh táo học tập và hiệu quả đạt được không cao.

Sinh viên Nhật ngủ gật trong lớp Người Nhật có giấc ngủ ngon ngay tại văn phòng. Sau nhiều năm tìm hiểu về nét văn hóa này của người Nhật, inermuri thực chất không giống như giấc ngủ mỗi đêm nằm trên giường của chúng ta, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn. Thực chất nó là hiện tượng mộng du, mặc dù người thực hiện inemuri “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết.

Một người đàn ông Nhật ngủ gục trên ghế ở bến tàu điện ngầm. Inemuri có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật. Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Vì thế, rõ ràng là người Nhật không ngủ, họ chỉ inemuri – một việc đáng khen ở Nhật Bản.

Nguồn: xuatkhaulaodongnb.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *